Hương vị nấm tràm

Xưa nay Huế vốn nổi tiếng là mảnh đất có nhiều thức ngon vật lạ – từ bữa cơm cung đình vua chúa cao sang đến món ăn của người bình dân đơn giản – món nào cũng có những hương vị đặc biệt riêng và tất cả đều vô cùng độc đáo, (phải chăng đây cũng là một trong những yếu tế không kém phần quan trọng để cho người ta yêu thương và lưu luyến Huế hơn). Một trong những món ăn dân đã đậm đà tình cảm quê hương được nhiễu người ưa thích, ấy là món nấm tràm.

Hàng năm cứ vào độ cuối thu Huế thường có những cơn mưa chuyển mùa mà người dân ở đây ưu ái gọi là mưa nấm tràm, bởi sau những cơn mưa làm mát đất dịu trời ấy thì khắp các rừng tràm có vô số nấm tràm mọc lên tươi roi rói trông tất ngon mắt và đẹp như một tấm thảm nhung nâu. Núi Ngự Bình, Thiên Thai, Thiên An… rộn ràng

người qua lại, người ta đi hái nấm để bán ở các chợ, thường nấm đẫu mùa hay trùng với cuối mùa sim nên nam thanh nữ tú Huế có thêm một thú vui thi vị: rủ nhau đi hái nấm hái sim, vui chơi như đi picnic vậy.

Người phụ nữ Huế đảm đang nắm được quy luật của sự sống: hễ bất cứ thức gì đang mùa thì vừa rẻ vừa tươi ngon bổ dưỡng, đã khéo léo vận dụng vào bếp núc phương châm “mùa nào thức nấy”. Nên khi mùa nấm nở rộ thì trong mâm cơm của các gia đình thường có tô canh nấm tràm nấu với tôm tươi và rau tập tàng. Món canh đạm bạc này đã hấp dẫn mọi người – trẻ con, người lớn – nói theo kiểu Huế là đều thời rất say sưa. Cái duyên của nấm tràm là khi đã biết ăn rỗi thì rất mê – cứ vấn vương mãi đến mùi vị đăng đắng mà ngòn ngọt của những tai nấm đòn tươi. Người sành ăn vui tính nói rằng: Không bao giờ từ chối mà sẽ luôn hoan hï nhận lời khi được mới làm thực khách thưởng thức món nấm tràm.

Trong món rau tập tàng thường có rau lang và cái quý của loại rau này là vị, chất của nó có khả năng trị được vị độc của nấm. Bản thân nấm tràm không độc nhưng nếu rủi ro khi nấm vừa nhú lên bị một loại côn trùng nào đó bò qua, để ngăn ngừa ảnh hưởng – đã có rau khoai làm bùa hộ mệnh, bạn hãy an tâm mà nhâm nhỉ cho khoái khẩu.

Cháo nấm tràm cũng là một món ăn mát dạ lúc xế chiều, cách nấu và vật liệu chẳng rườm rà phiền hà chỉ, vài chục con tôm tươi, một ít thịt ba chỉ, nếu hào phóng thì thêm thịt bò, hành ngò tiêu ớt nữa là có ngay một nỏi cháo tuyệt vời để chiêu đãi bạn bè vào bữa lỡ rất lý thú.

Hương vị nấm tràm Huế

5o với nấm mối và nấm rơm thì nấm tràm rẻ tiền hơn, chỉ cần mua khoảng hai ngàn nấm là có một tô canh đậm đà, một nỗi cháo cho cả gia đình ăn từ bến đến năm ngàn là phủ phê. Đầu mùa và cuối mùa có đắt hơn tí chút nhưng không đáng kể. Gọi là mùa cho ra đáng chứ một năm chỉ một lần thoáng qua, nấm tràm xuất hiện và biến mất trên các chợ rất nhanh, khoảng từ hai mươi ngày đến một tháng là xin hẹn đến mùa sau. Do vậy người căn cơ hay tranh thủ phơi sấy nấm để thủng thẳng ăn dân.

Là một món ăn thú vị nhưng hẫu như ở Huế chưa có tiệm ăn nào bán thức ăn này, thính thoảng trong các quán cơm ở chợ Đông Ba hay quán ăn của bà Tẹo ở đường Hai Bà Trưng, chủ nhân có hứng thú nấu món cháo nấm tràm hay canh nấm tràm nấu với rau tập tàng, khách tha hỗ được một

buổi ăn khoái khẩu. Mùa nấm – chợ búa Huế vui hẳn lên, những tai nấm thẫm màu tươi dòn níu chân các bà nội trợ, nhất là khi các chị bán nấm đon đả mời chào, họ quảng cáo đây nghệ thuật sinh động: một chén nấm hơn một thang thuốc bổ, ăn vô mát dạ ngủ ngon. Thực tế đã có tác dụng, ngày nào có ăn nấm tràm, tối ấy sẽ yên giấc.

Nấm tràm đã làm mê mẩn người ở Huế, người Huế xa quê có nhung nhớ đến món ăn đạm bạc nhưng vô cùng đặc sắc này của quê hương?